Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 12
Tháng 04 : 160
Năm 2024 : 2.809
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TRƯỜNG MẦM NON NAM HÀ, TIỀN HẢI, THÁI BÌNH CÙNG CHA MẸ TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH XỬ LÍ MỘT CUỘC “KHỦNG HOẢNG”, “ĂN VẠ” CỦA CÁC BẠN BÉ

TRƯỜNG MẦM NON NAM HÀ, TIỀN HẢI, THÁI BÌNH CÙNG CHA MẸ  TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH XỬ LÍ MỘT CUỘC “KHỦNG HOẢNG”, “ĂN VẠ” CỦA CÁC BẠN BÉ

QUY TRÌNH XỬ LÍ MỘT CUỘC “KHỦNG HOẢNG”, “ĂN VẠ” CỦA CÁC BẠN BÉ

Trong quá trình khôn lớn các bạn nhỏ sẽ trải qua vô sô những cuộc khủng hoảng lên 1, lên 2, lên 3 và những cuộc khủng hoảng không hề dự báo trước. Dù rất khó bình tĩnh nhưng nếu bạn xử lí được những cuộc khủng hoảng của con trong hòa bình (dù có rất nhiều nước mắt) thì chúng mình tin là dù sau này có vấn đề gì, bạn cũng có thể dễ dàng xử lí được.

Quy trình để xử lí một cuộc khủng hoảng thường sẽ bao gồm 6 bước như sau:

1. Bày tỏ sự đồng cảm với con (ôm, cầm tay, lắng nghe...)

2. Tìm hiểu, gọi tên vấn đề của con

3. Lắng nghe nhu cầu/cách giải quyết con mong muốn

4. Đưa ra đề xuất phương án bố/mẹ mong muốn thông qua các lựa chọn

5. Hỗ trợ con giải quyết vấn đề (nếu con cần)

6. Tuyên bố kết thúc khủng hoảng (hi-five, một cái ôm thật chặt, thật dài...)

 

Và sau đây là giải thích chi tiết:

1. BÀY TỎ SỰ ĐỒNG CẢM VỚI CON

Dấu hiệu dễ nhận nhất của các hình thức khủng hoảng hay ăn vạ là khóc. Trẻ con có thể rất nhanh dỗ, nhanh quên, khóc cái có thể cười ngay dù mắt vẫn ngấn nước NHƯNG khi đang khủng hoảng, khó chịu, để nín ngay lập tức là gần như không thể. Theo các nhà tâm lí thì khi nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ, tim chúng ta sẽ đập nhanh, não sẽ thúc ép phải giải quyết vấn đề ngay. Và nếu là con mình, chúng ta càng sốt ruột, khó chịu và chỉ muốn con nín khóc ngay lập tức vì chúng ta nghĩ đơn giản: NÍN KHÓC TỨC LÀ HẾT KHỦNG HOẢNG, XỬ LÍ XONG VẤN ĐỀ.

Nhưng bị ép nín khóc, trẻ sẽ rất ấm ức, chúng không học được cách làm thế nào để kiểm soát được cảm xúc của mình một cách tích cực, và những cảm xúc tiêu cực bị đè nén lâu dài. Những đứa trẻ không được học cách xử lí cảm xúc tích cực sẽ thường có những cách tiêu cực để xử lí cảm xúc như la hét, đập phá… bởi đó là những cách đơn giản nhất, không cần phải học. Còn để bình tĩnh, nói chuyện, bày tỏ nhu cầu của mình, đưa ra phương án giải quyết đều cần phải học hỏi rất lâu, bắt đầu từ những trận ăn vạ đầu tiên trong cuộc đời, nếu được bố mẹ hướng dẫn bằng tình yêu và sự cảm thông.

Thế nên bố mẹ đừng bao giờ bắt đầu câu chuyện bằng "Nín, nín ngay lập tức". Nói câu đó với tone giọng cao, cáu gắt, sẽ chỉ làm con thêm căng thẳng/sợ và khóc to thêm. Và lúc đó, bạn sẽ không chỉ mệt mỏi vì con khóc mà còn mệt mỏi vì con không nghe lời mình, mình không xử lí được tình huống, không “kiểm soát” được con, cảm giác bất lực.

Thay vì yêu cầu con phải nín ngay, bố mẹ hãy thử làm những bước sau:

- Nếu con khóc vì vòi vĩnh món đồ gì đó, trước tiên hãy "di dời" con khỏi hiện trường hoặc cắt sự chú ý của con vào những món đồ đó (Quay lưng lại hàng đồ chơi, dắt tay con đi ra chỗ khác...) và nói: “Mẹ biết là con muốn có món đồ đó, mẹ cũng rất muốn có thể mua/ đưa nó cho con. Nhưng vấn đề là + giải thích phù hợp (mẹ không mang đủ tiền, đó là đồ của bạn mình không thể cướp đồ của người khác được, chúng mình đang ở sân chơi chung nên phải chờ đến lượt…)

- Nếu khóc vì đau (ngã, ốm, tiêm, tự làm đau...) hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng hỏi thăm con đau ở đâu, đau ra


Tác giả: Trường Mầm non Nam Hà
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip
Văn bản mới